Porsche đang thử nghiệm công nghệ mới: hút CO2 làm nhiên liệu
Porsche đang thử nghiệm công nghệ thu giữ carbon mới: hút trực tiếp lượng carbon dioxide (CO2) làm nóng khí hậu.
Nhiên liệu tổng hợp hay eFuels là một giải pháp mà nhà sản xuất ô tô Đức đang phát triển để duy trì hoạt động đốt của Porsche 911, khi thế giới bước sang thời đại hậu xăng dầu.
Để sản xuất nhiên liệu tổng hợp, cần kết hợp hydro với carbon (xăng về cơ bản là hydrocarbon lỏng). Thông thường, nhiên liệu này thu được bằng cách sử dụng công nghệ thu giữ carbon.
Giờ đây, Porsche đang thử nghiệm công nghệ thu giữ carbon mới: hút trực tiếp lượng carbon dioxide (CO2) làm nóng khí hậu.
Được gọi là DAC (thu khí trực tiếp), Porsche đang thử nghiệm giải pháp này cùng MAN Energy Solutions và HIF Global (Porsche có cổ phần) tại nhà máy thí điểm eFuels của HIF Global ở Haru Oni, Chile.
Michael Steiner, thành viên Ban điều hành nghiên cứu và phát triển của Porsche AG, cho biết: “Để làm chậm sự nóng lên toàn cầu, điều cần thiết là phải giảm lượng khí thải và loại bỏ CO2 khỏi khí quyển. Đồng thời, chúng ta cần CO2 làm nguyên liệu thô trong nhiều quy trình sản xuất. Tại sao không kết hợp cả hai? Chúng tôi đang làm việc đó. Chúng tôi muốn đưa quy trình thu khí trực tiếp, hay còn gọi là DAC, vào sản xuất hàng loạt".
"Chúng tôi coi DAC là một công nghệ khả thi cho tương lai, vì có thể được sử dụng để chiết xuất các phân tử carbon cần thiết nhằm sản xuất nhiều sản phẩm một cách bền vững", ông nói thêm.
Barbara Frenkel, thành viên ban điều hành, bộ phận mua sắm, cũng cho biết: “CO2 tinh khiết có thể được sử dụng cho các quy trình sản xuất công nghiệp hoặc được lưu trữ vĩnh viễn trong lòng đất. CO2 cũng có thể được sử dụng để sản xuất eFuels. Thứ nhiên liệu này là sự bổ sung hữu ích cho làng xe, vì sẽ vẫn còn nhiều phương tiện đốt trong trên đường phố khắp thế giới trong nhiều thập kỷ tới”.
Điểm hấp dẫn của DAF là có thể tiến hành ở bất kỳ đâu trên thế giới, miễn là có CO2 trong không khí. Tất nhiên, để đảm bảo nhiên liệu thực sự xanh, toàn bộ quá trình phải được thực hiện dưới nguồn năng lượng tái tạo.
Trong trường hợp dự án của Porsche tại nhà máy Haru Oni, họ sử dụng năng lượng gió, còn nhiệt được cung cấp thông qua quá trình chiết hydro từ methanol.
Để tách CO2 từ khí quyển, trước tiên họ phải làm sạch các hạt bụi lớn bằng cách dẫn qua vật liệu lọc như sỏi. CO2 lắng đọng ở đó, được tách ra khỏi không khí, được thu thập ở dạng có độ tinh khiết cao để sử dụng làm nguyên liệu thô.
CO2 được chiết xuất có thể được sử dụng để sản xuất nhựa không chứa dầu mỏ hoặc kết hợp với hydro để sản xuất nhiên liệu tổng hợp hay eFuels.
Nguồn: https://tuoitre.vn/porsche-se-hut-co2-lam-nhien-lieu-20230912115938521.htm
xe mới về
-
Porsche Cayenne 3.0 V6
3.850 tỷ
-
Porsche Panamera 4 Executive
3.990 tỷ
-
Mercedes Benz E class E250
990 triệu
-
Lexus ES 300h
2.750 tỷ
tin khác
- Đánh giá Mẫu concept CLA của Mercedes-Benz tại triển lãm IAA 2023 vừa qua.
- Tìm hiểu về: Cách điều chỉnh gương chiếu hậu trong xe ô tô đảm bảo an toàn
- Ngắm nhìn chiếc Range Rover SV 2023 đầu tiên về Việt Nam có giá 25 tỉ đồng
- Đánh giá tổng quan Range Rover Sport SV 2024
- 11 biến số siêu đẹp gặp "lỗi kỹ thuật" ở phiên đấu giá sẽ được đấu giá lại vào tháng 9
- Ngắm nhìn chiếc: Bentley Flying Spur chi hơn 3,6 tỷ đồng độ thành bán tải
- Porsche ra mắt thêm phiên bản xe 911 S/T đặc biệt
- Khi Wrap xe, tài xế cần chú ý những gì?
- Dự kiến 2024, Bentley "khai tử" động cơ W12
- Maserati Ghibli 334 Ultima - chiếc sedan được đánh giá nhanh nhất thế giới